BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - TRÌNH ĐỘ TIẾN SỸ

9 tháng 7, 2022

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 9620115

 (Ban hành theo quy định số             ngày  tháng  năm 2022  của Hiệu trường trường ĐHLN)

 

    - Tên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp

     - Tên tiếng Anh: Agricultural Economics

      - Trình độ đào tạo: Tiến sĩ

      - Mã số : 9620115

     - Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

 

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

            Chương trình đào tạo cung cấp cho NCS những kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và kinh tế nông nghiệp và một số lĩnh vực có liên quan; khả năng độc lập nghiên cứu, phát hiện, dự báo và sáng tạo giải quyết những vấn đề mới trong thực tiễn của lĩnh vực kinh tế nông nghiệp; khả năng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

* Về kiến thức:

Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu về kinh tế và kinh tế nông nghiệp, làm chủ được các giá trị cốt lõi trong học thuật, làm chủ được các nguyên lý, học thuyết của kinh tế nông nghiệp; có tư duy độc lập, sáng tạo để giải quyết các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp; có kiến thức tổng hợp về tổ chức quản lý các tổ chức kinh tế xã hội.

* Về kỹ năng:

            Có khả năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện các vấn đề và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Có khả năng sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, định tính và dự báo hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Có khả năng thiết lập, tổ chức mạng lưới hợp tác trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn;

            Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành; có khả năng truyền bá, phổ biến tri thức, có thể viết được các báo cáo khoa học chuyên ngành.

* Về thái độ, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:

Tự tin, chủ động, sáng tạo, trung thực trong nghiên cứu và công tác; có khả năng thích ứng tốt với các môi trường làm việc;

Có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng; tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng.

Có tinh thần kỷ luật cao và tự chịu trách nhiệm của mình trong công tác quản lý và trong nghiên cứu khoa học.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN có 10 chuẩn đầu ra và được mô tả trên biểu 01.

Biểu 01: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN

TT

Mã số

Chuẩn đầu ra

I

CKT

Chuẩn đầu ra về kiến thức

1

CKT1

Nắm vững kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và kinh tế nông nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước, xây dựng, thực thi, phân tích và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2

CKT 2

Nắm vững các kiến thức nâng cao về kinh tế và quản lý phục vụ cho việc xây dựng, thẩm định, phản biện, tổ chức thực thi, đánh giá, phân tích và đề xuất hoàn thiện các chương trình, dự án, chiến lược, kế hoạch trong nông nghiệp, nông thôn.

3

CKT 3

Nắm vững các các kiến thức nâng cao về tổ chức quản lý để quản lý vận hành các tổ chức kinh tế xã hội và nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

4

CKT4

Nắm vững các kiến thức nâng cao và các phương pháp, công cụ tiên tiến hiện đại để tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và kinh tế nông nghiệp.

II

CKN

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

5

CKN 1

Phát hiện, phân tích các vấn đề và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

6

CKN 2

Sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích định lượng, định tính và dự báo hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và công tác quản lý trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

7

CKN 3

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.

8

CKN 4

Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và trao đổi học thuật trong lĩnh vực chuyên ngành; đạt trình độ tối thiểu tiếng Anh bậc 4; có khả năng viết và thuyết trình các báo cáo khoa học chuyên ngành.

III

CNL

Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

9

CNL 1

Năng lực độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp

10

CNL 2

Trung thực và tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và công tác của bản thân

 

3- Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN

Người học được coi là đạt chuẩn đầu vào về tiếp thu chương trình đào tạo NCS ngành KTNN khi hội đủ 3 điều kiện về: Chuyên môn và bậc học được đào tạo; Năng lực ngoại ngữ và Kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu, cụ thể như sau:

3.1. Chuẩn đầu vào về chuyên môn và bậc học đã được đào tạo:

Người học phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Đã tốt nghiệp bậc thạc sĩ ngành đúng hoặc ngành phù hợp

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp đạt loại giỏi trở lên 

            Đối với người đã có bằng tốt nghiệp thạc sĩ thuộc ngành/chuyên ngành phù hợp, Nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả học tập ở bậc thạc sĩ của từng ứng viên để xác định những môn học bổ sung cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đảm bảo mỗi ứng viên phải được học những môn học cốt lõi tối thiểu trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp hiện hành để đảm bảo chuẩn đầu vào.

            Các môn học cốt lõi tối thiểu của ngành KTNN trình độ thạc sĩ bao gồm:

            (1) Kinh tế vi mô nâng cao: 3 TC

            (2) Kinh tế vĩ mô nâng cao: 3 TC

            (3) Kinh tế lượng nâng cao: 3 TC

            (4) Chính sách nông nghiệp và nông thôn: 3 TC

            (5) Kinh tế nông nghiệp nâng cao: 3 TC.

 3.2. Chuẩn đầu vào về ngoại ngữ

Người học được coi là đạt chuẩn đầu vào về ngoại ngữ khi đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:

- Có Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

- Có Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày dự tuyển   

3.3. Chuẩn đầu vào về mặt kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu

Người học được coi là có đủ năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu nếu thoả mãn một trong số các điều kiện sau:

- Đã thực hiện luận văn Thạc sĩ của chương trình đào tạo thạc sĩ khối ngành kinh tế theo định hướng nghiên cứu,

- Đã công bố ít nhất 1 bài báo khoa học về kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KTNN và lĩnh vực có liên quan trên Tạp chí khoa học, hoặc một Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học có qua phản biện và được đăng trong kỷ yếu Hội thảo.

- Có thời gian công tác tối thiểu là 2 năm (24 tháng) với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

4- Khối lượng và thời gian học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN

4.1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN

            Khối lượng học tập của chương trình đào tạo NCS ngành KTNN được quy định cho trường hợp người học đã có bằng Thạc sĩ và trường hợp người học chưa có bằng Thạc sĩ, cụ thể như sau:

            - Khối lượng học tập cho NCS đã có bằng Thạc sĩ là 90 Tín chỉ

            - Khối lượng học tập cho NCS chưa có bằng Thạc sĩ là 120 tín chỉ.

            Khối lượng học tập tiêu chuẩn dành cho người học đã có bằng thạc sĩ của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN là 90 tín chỉ, bao gồm các thành phần như trong biểu 02.

Biểu 02. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN

TT

Thành phần (Khối) kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

12

 

 Trong đó:

 

a

Kiến thức bắt buộc

8

b

Kiến thức tự chọn

4

2

 Tiểu luận tổng quan và chuyên đề nghiên cứu sinh

8

 

 Trong đó:

 

a

Tiểu luận tổng quan

2

b

Chuyên đề nghiên cứu sinh (3 chuyên đề)

6

3

 Luận án

70

 

Cộng

90

           

Chương trình đào tạo khối lượng 120 tín chỉ là dành cho người học chưa có bằng thạc sĩ (tốt nghiệp đại học loại giỏi thuộc ngành phù hợp). Trong trường hợp này, ngoài việc phải thực hiện đủ 90 tín chỉ theo biểu 02, người học còn phải học thêm 30 tín chỉ các môn học thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp hiện hành.

Các thành phần của chương trình đào tạo và các học phần của chương trình này được quy định chi tiết trên biểu 04 (mục 5.1).

4.2. Thời gian đào tạo của chương trình

            - Thời gian đào tạo là 03 năm đối với người học đã có bằng Thạc sĩ

            - Thời gian đào tạo là 04 năm đối với người học chưa có bằng Thạc sĩ

            Các trường hợp NCS hoàn thành sớm hoặc kéo dài thời gian đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Kết cấu chương trình đào tạo tiến sĩ ngành KTNN

            Chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN bao gồm các bộ phận:

            - Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ;

            - Các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

            - Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

5.1. Các học phần trình độ TS, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

5.1.1. Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ

a- Danh mục các học phần trình độ tiến sĩ cho NCS đã có bằng thạc sĩ

Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho NCS đã có bằng thạc sĩ có khối lượng 12 tín chỉ và được trình bày trong biểu 03.

Biểu 03. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho người học đã có bằng Thạc sĩ

TT

Mã số

Tên học phần

Số tín

chỉ

Lý thuyết (giờ)

Thảo luận/

bài tập (giờ)

HP tiên quyết

I. Khối kiến thức cơ sở

4

 

 

 

1

KTLU 601

Kinh tế lượng ứng dụng

2

15

15

 

2

KTPP 602

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế và viết luận án tiến sĩ

2

25

5

 

II. Khối kiến thức chuyên ngành

8

 

 

 

2.1. Các học phần bắt buộc

4

 

 

 

1

KTNL 603

Kinh tế nguồn lực trong nông nghiệp

2

25

5

 

2

KTPT 604

Phát triển nông nghiệp

2

25

5

 

2.2. Các học phần tự chọn

4

 

 

 

1

KTTĐ 605

Phân tích tác động kinh tế xã hội trong nông nghiệp

2

25

5

 

2

KTTT 606

Phát triển thị trường nông sản

2

25

5

 

3

KTNT 607

Phát triển nông thôn

2

25

5

 

4

KTĐT 608

Đầu tư trong nông nghiệp

2

25

5

 

5

KTTC 609

Tài chính nông nghiệp

2

25

5

 

Cộng

12

 

 

 

 

b- Danh mục các học phần dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ

Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ gồm 42 tín chỉ, trong đó có 12 tín chỉ các học phần thuộc trình độ tiến sĩ và 30 tín chỉ các học phần thuộc trình độ thạc sĩ ngành KTNN.

Danh mục các học phần của chương trình này được nêu trên biểu 04.

Biểu 04. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ KTNN dành cho người học chưa có bằng  Thạc sĩ

TT

Mã số

Tên học phần

Số tín

chỉ

Lý thuyết (giờ)

Thảo luận/

bài tập (giờ)

HP tiên quyết

I. Khối kiến thức cơ sở

12

 

 

 

1

KTLU 601

Kinh tế lượng ứng dụng

2

15

15

 

2

KTPP 602

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế và viết luận án tiến sĩ

2

25

5

 

3

KTVI 503

Kinh tế vi mô nâng cao

3

35

10

 

4

KTVM 504

Kinh tế vĩ mô nâng cao

3

35

10

 

5

KTTH 508

Tin học ứng dụng trong quản lý kinh tế

2

20

10

 

II. Khối kiến thức chuyên ngành

30

 

 

 

2.1. Các học phần bắt buộc

16

 

 

 

1

KTNL 603

Kinh tế nguồn lực trong nông nghiệp

2

25

5

 

2

KTPT 604

Phát triển nông nghiệp

2

25

5

 

 

KTNN 509

Kinh tế nông nghiệp nâng cao

3

35

10

 

 

KTXP 512

Chính sách nông nghiệp và nông thôn

3

35

10

 

 

KTTN 511

Kinh tế tài nguyên và môi trường

3

35

10

 

 

KTQT 520

Quản trị kinh doanh nông lâm nghiệp

3

35

10

 

2.2. Các học phần tự chọn

14/36

 

 

 

1

KTTĐ 605

Phân tích tác động kinh tế xã hội trong nông nghiệp

2

25

5

 

2

KTTT 606

Phát triển thị trường nông sản

2

25

5

 

3

KTNT 607

Phát triển nông thôn

2

25

5

 

4

KTĐT 608

Đầu tư trong nông nghiệp

2

25

5

 

5

KTTC 609

Tài chính nông nghiệp

2

25

5

 

6

KTĐG 516

Đánh giá tác động môi trường

2

25

5

 

7

KTĐG 514

Định giá tài nguyên

2

25

5

 

8

KTHT519

Hệ thống nông nghiệp

2

25

5

 

9

KTĐT 525

Kinh tế đầu tư nâng cao

2

25

5

 

10

KTLN 510

Kinh tế lâm nghiệp nâng cao

2

25

5

 

11

KTPT 524

Kinh tế phát triển nâng cao

2

25

5

 

12

KTMK 521

Quản trị marketing

2

25

5

 

13

KTPK 522

Phân tích kinh doanh

2

25

5

 

14

KTPC 515

Phân tích lợi ích chi phí

2

25

5

 

15

KTQH 526

Kinh tế quốc tế nâng cao

2

25

5

 

16

KTDA 527

Quản lý dự án nông lâm nghiệp

2

25

5

 

17

KTST 517

Sinh thái rừng

2

25

5

 

18

KTTC 513

Tài chính tiền tệ

2

25

5

 

Cộng

42

 

 

 

6. Kế hoạch đào tạo chương trình tiến sĩ KTNN

            Kế hoạch dự kiến bố trí thời gian giảng dạy các học phân và các nội dung của chương trình đào tạo tiêu chuẩn (3 năm) được nêu trên biểu 06.

Biểu 06: Kế hoạch dự kiến bố trí thời gian thực hiện chương trình đào tạo

TT

Môn học

Số tín chỉ

Năm 1

Năm 2

Năm 3

1

Các học phần chương trình tiến sĩ

12

 

 

 

a

Các học phần bắt buộc

8

x

x

 

b

Các học phần tự chọn

4

x

x

 

2

Tiểu luận tổng quan

2

 

x

 

3

Chuyên đề tiến sĩ (3 chuyên đề)

6

x

x

x

4

Viết luận án

70

x

x

x

Tổng

90

30

30

30

   

            Đối với các học phần bổ sung kiến thức dành riêng cho những NCS chưa có bằng thạc sĩ (gồm 30 tín chỉ) được bố trí thực hiện trong 3 năm đầu của chương trình đào tạo 4 năm dành cho NCS này. NCS có thể đăng ký và học tập các học phần này cùng với các lớp cao học phù hợp.


Chia sẻ

Tin nổi bật