BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ ( theo định hướng nghiên cứu) - TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ
9 tháng 7, 2022BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
(Định hướng nghiên cứu)
Mã số: 8310110
(Ban hành theo Quyết định số ngày tháng năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học lâm nghiệp)
- Tên chương trình đào tạo: Quản lý kinh tế (định hướng nghiên cứu)
- Tên tiếng Anh: Economic Management
- Mã số: 8310110
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
1.1. Mục tiêu tổng quát
Chương trình thạc sỹ Quản lý kinh tế (định hướng nghiên cứu) nhằm đào tạo cán bộ quản lý kinh tế bậc thạc sĩ nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế; có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, trung thực và tuân thủ luật pháp và các quy định của Nhà nước trong các hoạt động quản lý kinh tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Về kiến thức:
- Cung cấp các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và quản lý phục vụ công tác quản lí nhà nước, phân tích đánh giá, phản biện các chính sách, hoạch định, đề xuất, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội và dự báo các vấn đề kinh tế xã hội;
- Cung cấp các công cụ hiện đại trong nghiên cứu, phương pháp phân tích định lượng, định tính để tổ chức thực hiện các dự án phát triển và các nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội;
- Trang bị các kiến thức nâng cao về quản lí để hoạch định, thẩm định, triển khai thực hiện, đánh giá các chương trình dự án, các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, quản lí tốt và bền vững các nguồn lực xã hội, quản lí hiệu quả môi trường;
- Trang bị các kiến thức, công cụ chuyên sâu để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong quản lí doanh nghiệp, quản lí thị trường, điều hành sản xuất kinh doanh và thương mại quốc tế;
+ Về kỹ năng
- Trang bị các kỹ năng phát hiện các vấn đề, hình thành ý tưởng, đề xuất, chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, quản lí kinh tế;
- Trang bị các kỹ năng để phân tích, đánh giá, dự báo kinh tế và đề xuất chính sách và giải pháp trong lĩnh vực quản lí kinh tế;
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức tổng hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường trong quản lý kinh tế.
- Trang bị các kỹ năng cần thiết về viết, giao tiếp và thuyết trình báo cáo trong chuyên môn công việc.
- Kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm xử lý văn bản, quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu một cách khoa học;
+ Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
- Tự tin, chủ động, sáng tạo phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế và đề xuất những sáng kiến có giá trị;
- Chủ động, tích cực nhận thức, có ý thức trách nhiệm trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường trong cộng đồng;
- Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
a. Chuẩn đầu ra về kiến thức
CĐR 1: Làm chủ được các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và quản lý phục vụ công tác đề xuất, hoạch định, quản lí nhà nước, phân tích đánh giá các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự báo các vấn đề kinh tế xã hội;
CĐR2: Sử dụng thành thạo các công cụ và phương pháp nghiên cứu hiện đại để tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội;
CĐR3: Nắm vững các kiến thức cập nhật và nâng cao về quản lí để hoạch định, tổ chức thực thi, phân tích đánh giá các chương trình, dự án, các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, quản lí hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiện nhiên và các nguồn lực xã hội;
CĐR4: Làm chủ các kiến thức, công cụ chuyên sâu để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong quản lí doanh nghiệp, quản lí thị trường, điều hành sản xuất kinh doanh và thương mại quốc tế;
b. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
CĐR5: Có kỹ năng hoạch định, tổ chức thực thi các chính sách, chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội và phát triển hoạt động kinh doanh;
CĐR6: Có kỹ năng phân tích và đánh giá các chính sách, chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội và kinh doanh;
CĐR7: Có kỹ năng sử dụng các công cụ hiện đại trong chuyên môn như tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm...;
c. Chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
CĐR8: Có thái độ tích cực, cầu thị trong công tác, luôn tự học hỏi và cập nhật, hoàn thiện năng lực để phục vụ các yêu cầu công tác;
CĐR9: Luôn năng động, bản lĩnh, tự tin khẳng định bản thân, tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc, có tinh thần phục vụ cộng đồng và xã hội
CĐR10: Tuân thủ pháp luật và quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước.
Bảng 3.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
TT | Mã số | Chuẩn đầu ra |
---|---|---|
I | Về kiến thức | |
2 | CĐR1 | Làm chủ được các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về kinh tế và quản lý để phát hiện vấn đề, đề xuất, hoạch định, phân tích đánh giá các chính sách phát triển kinh tế xã hội và dự báo các vấn đề kinh tế xã hội; |
| CĐR2 | Sử dụng thành thạo các công cụ và phương pháp nghiên cứu hiện đại để tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội; |
| CĐR3 | Nắm vững các kiến thức cập nhật và nâng cao về quản lí để hoạch định, tổ chức thực thi, phân tích đánh giá các chương trình, dự án, các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, quản lí hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiện nhiên và các nguồn lực xã hội; |
3 | CĐR4 | Làm chủ các kiến thức, công cụ chuyên sâu để phân tích, đánh giá, ra quyết định trong quản lí doanh nghiệp, quản lí thị trường, điều hành sản xuất kinh doanh và thương mại quốc tế |
II | Về kỹ năng | |
4 | CĐR5 | Có kỹ năng hoạch định, tổ chức thực thi các chính sách, chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội và phát triển hoạt động kinh doanh |
5 | CĐR6 | Có kỹ năng phân tích và đánh giá các chính sách, chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội và kinh doanh |
6 | CĐR7 | Có kỹ năng sử dụng các công cụ hiện đại phục vụ công tác quản lý như tin học, ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm...; |
III | Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm | |
8 | CĐR8 | Có thái độ tích cực, cầu thị trong công tác, luôn tự học hỏi và cập nhật, hoàn thiện năng lực để phục vụ các yêu cầu công tác |
9 | CĐR9 | Luôn năng động, bản lĩnh, tự tin khẳng định bản thân, tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc, có tinh thần phục vụ cộng đồng và xã hội |
10 | CĐR10 | Tuân thủ pháp luật và quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước |
3. Các học phần của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế (định hướng nghiên cứu) được thiết kế với tổng số 60 tín chỉ (TC), trong đó các học phần (môn học) 50 TC và luận văn tốt nghiệp 10 TC.
Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo thạc sỹ ngành QLKT định hướng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.3: Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế (định hướng nghiên cứu)
TT | Mã số | Tên học phần | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ | ||
Lý thuyết | Thực hành/ Thảo luận | Tự học | ||||
A | Khối kiến thức chung | 7 | ||||
1 | FUTH 501 | Triết học Philosophy | 4 | 45 | 15 | 150 |
2 | FUTHA 502 | Tiếng Anh I English | 3 | 30 | 30 | 180 |
B | Phần kiến thức cơ sở ngành | 11 |
|
|
| |
B.1 | Các học phần bắt buộc | 9 |
|
|
| |
3 | QV0M 504 | Kinh tế vĩ mô nâng cao Advanced Macroeconomics | 2 | 22 | 8 | 76 |
4 | QV1M 505 | Kinh tế vi mô nâng cao Advanced Microeconomics | 2 | 25 | 5 | 70 |
5 | QKQL 506 | Khoa học quản lý Management Sciences | 3 | 25 | 20 | 130 |
6 | QTKK507 | Thống kê kinh tế nâng cao Advanced Economic Statistic | 2
| 15 | 15 | 90 |
B.2 | Các học phần tự chọn | 2 |
|
|
| |
7 | QTUD 508 | Tin học ứng dụng trong quản lý kinh tế Applied Informatics in Economic Management | 2 | 15 | 15 | 90 |
8 | QKTL 509 | Kinh tế lượng nâng cao Advanced Econometrics | 2 | 20 | 10 | 80 |
C | Phần kiến thức chuyên ngành | 34 |
|
|
| |
C.1 | Các học phần bắt buộc | 16 |
|
|
| |
9 | QQLN 510 | Quản lý nhà nước về kinh tế State Management on Economy | 2 | 20 | 10 | 80 |
| QKCL 511 | Kế hoạch và chiến lược phát triển KT-XH Socio-Economic Development Strategy and Planning | 2 | 20 | 10 | 80 |
10 | QKCC 512 | Kinh tế công cộng nâng cao Advanced Public Economics | 2 | 20 | 10 | 80 |
11 | QTCC 513 | Tài chính công Public Finance | 2
| 20 | 10 | 80 |
12 | QCSC 514 | Chính sách và quản lý công Public Policy and Public Management | 2 | 20 | 10 | 80 |
| QQTK 515 | Quản trị doanh nghiệp Business Management | 2 | 20 | 10 | 80 |
13 | QPNK 516 | Phương pháp NCKH trong quản lý kinh tế Research Methodology in Economic Management | 2 | 20 | 10 | 80 |
C.2 | Các học phần tự chọn | 18 |
|
|
| |
18 | QKTQ 517 | Kinh tế quốc tế nâng cao Advanced International Economics | 2 | 22 | 8 | 76 |
19 | QTDT 518 | Kinh tế và quản lý đầu tư Investment Economics and Management | 2 | 25 | 5 | 70 |
20 | QKPT 519 | Kinh tế phát triển nâng cao Advanced Economics of Development |
2
| 20 | 10 | 80 |
21 | QQNL 520 | Quản lý nguồn nhân lực Human Resource Management | 2 | 20 | 10 | 80 |
22 | QQCD 521 | Quản lý chương trình và dự án Program and Project Management | 2 | 25 | 5 | 70 |
23 | QQMK 522 | Quản trị Marketing Marketing Management | 2 | 20 | 10 | 80 |
24 | QQKN 523 | Quản lý kinh tế nông nghiệp Agricultural Economic Management | 2 | 25 | 5 | 70 |
25 | QLKT 524 | Luật Kinh tế Economic Law | 2 | 20 | 10 | 80 |
26 | QQHC 525 | Quan hệ công chúng Public Relations | 2 | 20 | 10 | 80 |
27 | QPTV 526 | Phát triển nông thôn Rural Development | 2
| 20 | 10 | 80 |
28 | QKQT 527 | Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường Environmental & Natural Resourse Economics and Management | 2 | 20 | 10 | 80 |
29 | QTLH 528 | Tâm lý học quản lý Management Psychology |
2
| 20 | 10 | 80 |
| QKS1 529 | Seminar | 2 | 30 |
|
|
D | Luận văn tốt nghiệp | 10 |
|
|
| |
| Tổng cộng | 60 |
|
|
|
4. Vị trí việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp
a. Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước các từ Trung ương tới địa phương thực hiện chức năng hoạch định, triển khai các chính sách kinh tế ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô.
b. Nhóm 2: Cán bộ quản lý kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp… thực hiện chức năng triển khai thực thi các công cụ quản lý kinh tế vào thực tiễn tại cơ sở.
c. Nhóm 3: Các chuyên gia tư vấn về kinh tế- chính sách cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện chức năng tư vấn đánh giá, phân tích chính sách và tư vấn giải quyết các vấn đề của tổ chức.
5. Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đối với người dự tuyển
Người dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ QLKT phải đáp ứng các điều kiện sau:
a. Văn bằng, ngành học
- Đã tốt nghiệp đại học thuộc các ngành phù hợp. Danh mục các ngành phù hợp để dự tuyển ngành QLKT bậc thạc sĩ thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.
Trường hợp người dự tuyển đã tốt nghiệp ngành học không tương ứng với ngành dự tuyển thì phải học bổ sung một số môn học để hoàn thiện kiến thức. Các môn học bổ sung được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng Nhà trường.
- Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
- Có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
b. Loại tốt nghiệp bậc đại học
Tốt nghiệp đại học từ loại trung bình trở lên.
c. Lý lịch của người dự tuyển
Người dự tuyển có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
d. Yêu cầu về nộp hồ sơ
Người dự tuyển nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường Đại học Lâm nghiệp tại các thông báo tuyển sinh.
6- Phương thức tuyển sinh
Người dự tuyển có thể đăng ký thực hiện theo một trong 2 phương thức tuyển sinh như sau:
a. Phương thức thi tuyển
Các thí sinh dự thi vào chuyên ngành Quản lý kinh tế phải thi đầu vào 3 môn sau:
Môn 1: Kinh tế học (gồm Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô)
Môn 2: Quản trị học
Ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B (Trừ các trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ quy định tại điểm c Khoản 3, Điều 5 của Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Phương thức xét tuyển
Người dự tuyển theo phương thức này cần có các hồ sơ và điều kiện sau:
- Trình độ ngoại ngữ: Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và đào tạo công bố và còn hiệu lực tính đến ngày dự tuyển.
- Bằng tốt nghiệp đại học: Đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp;
- Có chứng nhận bổ sung kiến thức hoặc quyết định công nhận kết quả học bổ sung kiến thức đối với thí sinh phải học bổ sung kiến thức để đủ điều kiện xét tuyển.
- Các điều kiện khác (nếu có như: sức khỏe, kinh nghiệm công tác...).
7- Điều kiện tốt nghiệp của người học
Điều kiện tốt nghiệp của học viên thực hiện theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:
- Đã hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo và bảo vệ luận văn, đề án đạt yêu cầu;
- Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ giáo dục và Đào tạo công bố, hoặc bằng tốt nghiệp đại học bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Hoàn thành các trách nhiệm theo qui định của cơ sở đào tạo;
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;
- Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.
Kế hoạch đào tạo toàn khoá học của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế được bố trí trong 2 năm học, chia làm 4 học kỳ theo trình tự các nội dung được nêu trên bảng 8.1.
Bảng 8.1. Kế hoạch đào tạo toàn khoá
TT | Thời gian | Học phần | Mã học phần | Số tín chỉ |
---|---|---|---|---|
1 | Học kỳ 1 Năm thứ nhất | Triết học | FUTH 501 | 4 |
Tiếng Anh | FUTHA 502 | 3 | ||
Kinh tế vĩ mô nâng cao | QV0M 504 | 2 | ||
Kinh tế vi mô nâng cao | QV1M 505 | 2 | ||
Khoa học quản lý | QKQL 506 | 3 | ||
Thống kê kinh tế nâng cao | QTKK 507 | 2 | ||
Tổng | 16 | |||
| Học kỳ 2 Năm thứ nhất | Môn tự chọn khối KT cơ sở |
| 2 |
Quản lý nhà nước về kinh tế | QQLN 509 | 2 | ||
Kinh tế công cộng nâng cao | QKCC 511 | 2 | ||
Tài chính công | QTCC 512 | 2 | ||
KH và chiến lược PT KT-XH | QKCL 513 | 2 | ||
Chính sách và quản lý công | KCSC 514 | 2 | ||
Quản trị doanh nghiệp | QQTK 515 | 2 | ||
Môn chuyên ngành tự chọn 1 |
| 2 | ||
Môn chuyên ngành tự chọn 2 |
| 2 | ||
Tổng | 18 | |||
3 | Học kỳ 1 Năm thứ hai | PP NCKH trong QLKT | QPNK 514 | 2 |
Môn chuyên ngành tự chọn 3 |
| 2 | ||
Môn chuyên ngành tự chọn 4 |
| 2 | ||
Môn chuyên ngành tự chọn 5 |
| 2 | ||
Môn chuyên ngành tự chọn 6 |
| 2 | ||
Môn chuyên ngành tự chọn 7 |
| 2 | ||
Môn chuyên ngành tự chọn 8 |
| 2 | ||
Seminar | QKS1 | 2 | ||
|
| Tổng | 16 | |
4 | Học kỳ 2 Năm thứ hai | Luận văn tốt nghiệp |
| 10 |
Tổng |
| 10 | ||
Cộng toàn khoá | 60 |
Tin nổi bật
- Bảo vệ Đề án tốt nghiệp thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành Quản lý kinh tế...
21 tháng 7, 2024
- Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp với các doanh...
20 tháng 7, 2024
- Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp trình độ đại học hệ chính quy năm 2024
18 tháng 7, 2024
- Giới thiệu ngành Công tác xã hội
17 tháng 7, 2024
- Danh sách sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp hệ chính quy (Đợt tháng 6/2024)
3 tháng 7, 2024
- Lễ bế giảng khóa đào tạo về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
25 tháng 5, 2024
- Bảo vệ Đề án tốt nghiệp thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành...
- Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp với...
- Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp trình độ đại học hệ...
- Giới thiệu ngành Công tác xã hội
- Danh sách sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp hệ chính quy...
- Tuyển dụng
- Ngày Hội việc làm 20-5-2017
- TB_ Chiêu sinh đào tạo lớp " KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP " năm...
- Chiêu sinh lớp kế toán thực hành khóa 3
- Kế hoạch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2017