CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN - 2017

3 tháng 7, 2022

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH KẾ TOÁN (K62)

(Ban hành kèm theo quyết định số 859/QĐ-ĐHLN- KT&ĐBCL ngày 15 tháng 03 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học lâm nghiệp)

 

  1. Giới thiệu chương trình

Tên chương trình (Progamme)                : Cử nhân ngành Kế toán

                                                                          (Bachelor of Accounting)

Trình độ đào tạo (Level of Education)     : Đại học (Undergraduate)

Thời gian đào tạo                                    : 4 năm

Ngành đào tạo (Major)                            : Kế toán (Accounting)

Mã ngành đào tạo (Code)                        : 51340301

Loại hình đào tạo (Type of Education)     : Chính quy (Full - Time)

 

  1. Mục tiêu của chương trình
  2. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân kế toán cho doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị kinh tế - xã hội khác.

Cử nhân kế toán của Trường Đại học Lâm nghiệp được đào tạo theo khung chương trình đào tạo kế toán chung theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo có chọn lọc theo chương trình đào tạo tiên tiến của các trường thuộc khối ngành kinh tế.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kế toán của trường Đại học Lâm nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để thực hiện các công việc về kế toán – tài chính trong các loại hình doanh nghiệp và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

  1. Mục tiêu cụ thể

-  Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam

-  Có kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức chung của khối ngành kinh tế và kiến thức cơ sở của ngành kế toán

-  Lĩnh hội được những kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán ngân sách, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân hàng

-  Nắm chắc quy trình tổ chức công tác kế toán, hạch toán các nghiệp vụ kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ

-  Nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, phân tích kinh doanh; am hiểu chuẩn mực kế toán và tiến độ kế toán để áp dụng trong doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

-  Nắm được kiến thức bổ trợ pháp luật về kinh tế, kế toán, kiểm toán và kiến thức ngoại ngữ, tin học

-  Sinh viên có kỹ năng lập, phân loại, tổng hợp chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp

-  Kỹ năng lập và phân tích các báo cáo thuế, báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

-  Kỹ năng thực hiện công việc kế toán trên các phần mềm kế toán

-  Kỹ năng phân tích, so sánh và xử lý một cách độc lập, sáng tạo vấn đề tài chính, kế toán

-  Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng sử dụng tin học, kỹ năng sử dụng tiếng Anh

-  Có đạo đức, trung thực

-  Có trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, tự tin, chủ động, sáng tạo

-  Có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc

 

  1. CHUẨN ĐẦU RA

Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ đạt được các yêu cầu sau đây:

  1. Kiến thức
  • Vận dụng các kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xác lập thái độ chính trị, ý thức công dân và ý thức cộng đồng trong hành vi và các ứng xử hàng ngày.
  • Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành kinh tế vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo.
  • Vận dụng được những kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán và Có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
  • Hiểu và vận dụng được những kiến thức về luật, chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê
  • Vận dụng các kiến thức về tổ chức công tác kế toán (tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo, công tác kiểm tra kế toán tổ chức bảo quản và lưu trữ kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán) trong các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị hành chính - sự nghiệp
  • Vận dụng các kiến thức về lập kế hoạch tài chính; phân tích, đánh giá được hoạt động kinh doanh; phân tích tài chính trong các loại hình doanh nghiệp.
  • Vận dụng kiến thức xây dựng và đánh giá hệ thống kiểm soát nội trong các loại hình doanh nghiệp
  • Có kiến thức thực tiễn về kế toán, kiểm toán; tiếp cận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo từng vị trí công việc được phân công
    1. Kỹ năng
    2. Kỹ năng nghề nghiệp
  •  Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành kế toán trong những bối cảnh khác nhau.
  • Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống và giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các loại hình doanh nghiệp và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
  • Có khả năng thực hiện toàn bộ công việc kế toán từ khâu chứng từ, sổ kế toán đến báo cáo kế toán
  • Có kỹ năng lập, kê khai, quyết toán thuế trong các loại hình doanh nghiệp
  • Có kỹ năng lập và phân tích dự toán, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, phân tích tài chính và phân tích kinh doanh
    1. Kỹ năng mềm
  • Có khả năng soạn thảo và trình bày các văn bản kinh tế, văn bản hành chính
  • Có kỹ năng tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp quy phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ
  • Có khả năng linh hoạt thích ứng trong các hoàn cảnh mới, làm việc có kế hoạch, suy nghĩ và làm việc độc lập sáng tạo; luôn tập trung cho kết quả công việc
  • Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: kỹ năng tổ chức phối hợp với các thành viên trong nhóm, kỹ năng lắng nghe, thu nhận; kỹ năng thuyết trình giảng giải, kỹ năng tổng hợp ý kiến, kỹ năng phản biện và bảo vệ quan điểm
    1. Kỹ năng ngoại ngữ - tin học
  • Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức: Có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành Kế toán, kiểm toán;
  • Có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường.
  • Sử dụng thành thạo máy tính, tin học cơ bản và tin học văn phòng
  • Sử dụng được phần mềm kế toán; Có khả năng nghiên cứu để sử dụng các phần mềm quản lý khác
  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
  • Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán đã được đào tạo
  • Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
  • Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau
  • Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
  • Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật
  • Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể
  • Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn
  1. Phẩm chất đạo đức
    1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
  1. Vị trí việc làm của người học sau tốt nghiệp

Nhóm 1 – Nhân viên kế toán: Có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác; có thể đảm nhiệm các công việc như: kế toán tiền mặt, kế toán hàng tồn kho, kế toán doanh thu – chi phí, kế toán công nợ phải thu – phải trả. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành Kế toán trưởng. 

Nhóm 2 -  Chuyên viên phân tích và tư vấn: Có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc trợ lý phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.

Nhóm 3 – Trợ lý kiểm toán: Có khả năng làm việc tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp; Triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.

Nhóm 4 – Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán; trợ lý giảng dạy các môn học có liên quan đến kế toán, kiểm toán; triển vọng trong tương lai có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

  1. Khả năng học, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên ngành Kế toán sau khi ra trường có thể:

  • Tiếp tục học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và các khóa đào tạo có liên quan đến kinh tế và Kế toán trong và ngoài nước.
  • Tham gia dự thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp Việt Nam hoặc quốc tế về kế toán, kiểm toán hoặc chuyên gia tư vấn, phân tích: Kế toán viên chuyên nghiệp (CPA – Certified Public Accountant, Chartered Professional Accountant), kiểm toán viên (Certified Audititor), Chuyên gia Tài chính (Certified Financial Officer), Chuyên gia kế toán tài chính (Certified Financial Accountants).
  1. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
  • Assessment Tolkit Resources, Writing learning outcomes http://www.mq.edu.au/
  • How to design learning outcomes in higher education,  http://nvao.net
  • Writing learning outcomes, Error! Hyperlink reference not valid.
  • Report of Academic standards and qualify assurance committee, University of Central Lancashire, 2007
  • Đại học FHM (Cộng hòa liên bang Đức), Đại học tổng hợp Honolulu (Mỹ), Challenger Tafe (Australia), Sunderland (Vương Quốc Anh), Đại học Rizal System (Phillipiness) ...
  • Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo.
  • Chuẩn nào cho chuẩn, http://www.maivoo.com
  • Đâu là chuẩn ra, http://www.tuoitre.com.vn
  • Chuẩn đầu ra của một số trường Đại học của Việt Nam.

Ngày đăng: 20/01/2017


Chia sẻ

CHUẨN ĐẦU RA CHUẨN ĐẦU RA