Giới thiệu Bộ môn Quản trị doanh nghiệp

4 tháng 1, 2016
Bộ môn Quản trị doanh nghiệp thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh tiền thân là Bộ môn Kinh tế xí nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp ra đời cùng với trường Đại học Lâm nghiệp (1964).

 

1. Lịch sử hình thành và nhân sự

      Bộ môn Quản trị doanh nghiệp thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh tiền thân là Bộ môn Kinh tế xí nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp ra đời cùng với trường Đại học Lâm nghiệp (1964). Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ môn ngày càng phát triển với đội ngũ 23 giảng viên (19 giảng viên chính thức, 03 hợp đồng và 01 giảng viên kiêm giảng). Những năm qua, đội ngũ giảng viên của Bộ môn không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với 95% giảng viên Bộ môn có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó có 5 tiến sỹ, 04 nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, 8 thạc sỹ, 06 cử nhân. Hầu hết giảng viên trong Bộ môn đều có thể tham gia giảng dạy chính thức, hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học.

      Giáo viên có trình độ tiến sỹ của Bộ môn đã có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo sau đại học, tham gia giảng dạy và hướng dẫn học viên trình độ thạc sỹ.

      Trong tương lai, Bộ môn Quản trị doanh nghiệp phấn đấu không ngừng tăng cường chất lượng đội ngũ, cải tiến nội dung và chương trình giảng dạy để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo của Nhà trường và xã hội.

      Thành tích đã đạt được

      - Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT (năm 2010),

      - Bằng khen của Hiệu trưởng cho đơn vị đạt thành tích xuất sắc 5 năm liên tục (2005 – 2010),

      - Danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc từ năm 2008-2013.

      - Bằng khen của Công đoàn ngành NN&PTNT (năm 2010).

 

2. Chuyên ngành đào tạo

      - Hệ thạc sỹ: Tham gia giảng dạy chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp

      - Hệ Đại học: Quản lý ngành Quản trị kinh doanh

      - Hệ liên thông: Liên thông từ Cao đẳng, liên thông Trung cấp ngành Quản trị kinh doanh

      - Các lớp đào tạo ngắn hạn liên quan đến chuyên môn của Bộ môn

 

3. Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học

3.1 Công tác giảng dạy

      Giảng dạy là nhiệm vụ hàng đầu của các Bộ môn chuyên môn. Cùng với sự mở rộng các ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo của Bộ môn không ngừng được đổi mới, số lượng các môn học do Bộ môn đảm nhiệm ngày càng tăng. Hiện nay, Bộ môn đang quản lý 24 môn học được giảng dạy cho nhiều ngành khác nhau trong toàn trường.

      Hàng năm, giảng viên Bộ môn đảm nhiệm việc lên lớp trung bình trên 50 lượt lớp với số giờ đạt 7500 -8000 giờ (chưa kể số giờ nghiên cứu khoa học và hướng dẫn tốt nghiệp). Ngoài ra, Bộ môn cũng giảng dạy cho số lượng lớn các lớp hệ Vừa làm vừa học, liên thông trong và ngoài trường.

3.2 Công tác nghiên cứu khoa học

      Cùng với công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) là lĩnh vực được Bộ môn đặc biệt quan tâm. Nhiều đề tài cấp Bộ, cấp trường do giảng viên Bộ môn chủ trì thực hiện được đánh giá cao, phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy và nghiên cứu của Bộ môn.

      Trong công tác hướng dẫn sinh viên NCKH, mỗi năm giảng viên Bộ môn hướng dẫn 5-7 nhóm. Chất lượng các đề tài NCKH của sinh viên không ngừng được nâng lên, tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên học tập và nghiên cứu.

      Hàng năm Bộ môn đều tiến hành rà soát, cập nhật mới nội dung chương trình giảng dạy, bổ sung nhiều tài liệu tham khảo cho sinh viên.

      Để nâng cao hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên, Bộ môn QTDN luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ, khuyến khích tham gia đề tài các cấp và đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành.

 

4. Các hướng nghiên cứu chính và các vấn đề quan tâm của Bộ môn

      - Các vấn đề về khởi sự và tạo lập doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp....

      - Các vấn đề về quản trị kinh doanh: Quản trị chiến lược, Quản trị sản xuất, Quản trị chất lượng sản phẩm, Quản trị kinh doanh thương mại, Quản trị marketing....

      - Xây dựng, quản lý và đánh giá các dự án đầu tư

      - Các vấn đề về đầu thầu và lựa chọn nhà thầu.

      - Các vấn đề về xây dựng và phát triển thương hiệu

      - Các vấn đề phát triển kinh tế vùng, ngành.

      - Các vấn đề kinh tế lâm nghiệp: Tái cơ cấu ngành, định giá rừng, REDD+...

      - Các vấn đề về kinh tế hộ nông dân, Kinh tế trang trại

 

 


Chia sẻ